Lác mắt là tình trạng hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau, không thể nhìn thẳng được. Bệnh nhân bị lác mắt là khi một mắt có thể nhìn về phía trước, mắt kia có thể nhìn vào trong, ra ngoài, nhìn lên hoặc nhìn xuống dưới. Lác mắt trẻ em là một bệnh lý thường gặp và có thể di truyền từ người thân trong gia đình. Về bệnh lý lác mắt có thể chia thành các loại như: lác mắt ở trẻ sơ sinh, lác mắt trong do điều tiết và lác mắt ngoài.
Nguyên nhân bệnh Lác mắt
Mắt của mỗi người được vận hành bởi các cơ vận nhãn, bao gồm 4 cơ trực và 2 cơ chéo bám xung quanh để giúp mắt có thể liếc nhìn theo các bước. Bệnh mắt lác sẽ xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn.
Bệnh mắt lác sẽ để lại nhiều tác hại nghiêm trọng, đặc biệt với những trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác có thể gây mất thị lực, mất khả năng nhận tức chiều sâu.
Triệu chứng bệnh Lác mắt
Bệnh lác mắt các triệu chứng sau:
- Triệu chứng thực thể rất dễ nhận biết khi soi gương hoặc người xung quanh nhìn vào sẽ thấy mắt bị lệch.
- Triệu chứng chủ quan với các biểu hiện như: mỏi mắt thường xuyên, khả năng tập trung kém; đi lại hay té ngã, làm việc không chính xác; mắt bị lác thường xuyên bị mờ hơn mắt không lác; nhìn thấy 2 hình sẽ xảy ra nếu người có chức năng thị giác đã hoàn thiện.
Đối tượng nguy cơ bệnh Lác mắt
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị lác mắt, trong đó có thể kể đến các yếu tố như:
- Tiền sử gia đình có người từng bị bệnh;
- Mắt bị tật khúc xạ;
- Bị hội chứng down hoặc bại não, hay đã từng trải qua các cơn đột quỵ, chấn thương đầu, bị tiểu đường hoặc hội chứng Guillain-Barré.
Đối với trẻ em, những trẻ mắc các bệnh sau sẽ có nguy cơ bị lác mắt cao: Bại não, hội chứng Down, Não úng thủy, u não, trẻ đẻ non..
Phòng ngừa bệnh Lác mắt
Để phòng ngừa bệnh lác mắt, có thể kể đến các biện pháp sau:
- Duy trì thói quen, phong cách sinh hoạt khoa học, có chế độ ăn uống phù hợp, phương pháp tập luyện thể dục thể thao đều đặn; tư thế làm việc, học tập đúng cách;
- Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ tại các cơ sở y tế;
- Theo dõi các biểu hiện bất thường về mắt để kịp thời điều trị.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lác mắt
Để chẩn đoán bệnh lác mắt có các phương pháp sau:
- Bác sĩ khám mắt bằng việc nhìn qua kính y học để tìm điểm khác nhau giữa hai mắt. Ngoài ra có thể kiểm tra võng mạc và kiểm tra thần kinh để việc chẩn đoán được chính xác hơn.
Đối với trẻ em, cần được kiểm tra mắt định kỳ từ 1-4 tháng cho tới khi ổn định để có kịp thời phát hiện lác mắt ở trẻ.
Các biện pháp điều trị bệnh Lác mắt
Điều trị lác mắt là việc sử dụng các biện pháp để làm cho hai mắt nhìn thẳng và phục hồi thị lực ở cả hai mắt, tùy từng tình trạng bệnh mắt lác nhẹ hay nặng để bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau.
- Mổ phẫu thuật là phương pháp điều trị để chỉnh lại cơ vận động mắt không cân bằng hoặc phẫu thuật để chỉnh lại cơ vận động không cân bằng hoặc phẫu thuật lấy thủy tinh thể. Với phương pháp này, việc che hoặc làm mờ mắt bình thường để cải thiện thị lực là cần thiết. Mổ lác mắt trẻ em thường được áp dụng đối với các trường hợp bị lác mắt trong.
- Đeo kính làm giảm sự cố gắng tập trung và thường làm mắt thẳng. Đối với lác ngoài mặc dù việc đeo kính, tập luyện, che mắt hoặc dùng lăng kính có thể làm giảm hoặc điều chỉnh mắt lệch ra ngoài.
Để có những biện pháp điều trị bệnh lác mắt kịp thời, bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu lạ về mắt cần kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, theo dõi và có phác đồ điều trị phù hợp.
——————————————————————————
#OptomDang
Tài liệu tham khảo:
"Con bị Lác mắt nên chọn được bác sĩ chuyên điều trị về Lác các mẹ ạ, không phải ai cũng giỏi hết. Mỗi người giỏi 1 lĩnh vực, trước đây mình mắc 1 sai lầm cứ nghĩ bác nào cũng biết cũng chữa được thành ra đưa con đi lòng vòng mấy năm mà không hiệu quả"